sổ tay thường dân

Tưởng Năng Tiến

Một Chút Hiểu Lầm


Milovan Djilas

Một người thuộc giai cấp nào đó không có nghĩa rằng người đó đã có một khối tài sản nhất định. Điều đó càng đúng đối với chế độ cộng sản: sở hữu mang tính tập thể. Ở đây muốn trở thành chủ sở hữu hay đồng sở hữu thì cần phải len được vào hàng ngũ của bộ máy quan liêu chính trị.

Milovan DjilasGiai Cấp Mới




Thời gian gần đây, gần như là hằng đêm tôi đều mơ thấy mình vẫn đang sống trong một khung cảnh nào đó – ở Việt Nam. Cứ như thể là tôi chưa bao giờ rời khỏi đất nước này, dù chỉ một ngày.

Khỏi cần phải đọc Freud hay Jung gì ráo trọi, tôi cũng biết được rằng tự tiềm thức của mình đang có một thôi thúc khác – khác với sự chọn của ý thức từ bấy lâu nay – tuy sâu kín nhưng mạnh mẽ, cái sức mạnh của một định luật tự nhiên: lá rụng về cội! Nhờ thế, tôi (chợt) hiểu tại sao hai ông Phạm Duy và Nguyễn Cao Kỳ nằng nặc phải trở lại cố hương bằng mọi giá – kể cả cái giá phải “hy sinh” luôn tính tự trọng (tối thiểu) và lòng liêm sỉ.

Thường dân cỡ tui thì đi mới khó, chớ về thì dễ ợt. Chả sợ điều tiếng chi, và cũng khỏi ngại chuyện mấy chú công an canh chừng hay thăm hỏi gì. Chỉ ngặt có chút xíu (xiu) là tôi không biết rồi sẽ làm sao để mưu sinh, ở quê nhà.

Già cũng phải sống chớ bộ, cũng phải có nơi ăn chốn ở, phương tiện đi lại, và chăm sóc y tế tối thiểu – khi cần. Mà tui thì suốt đời không có đồng xu dính túi (tiền vừa tới tay là tui đã xài liền, hoặc cho mẹ nó rồi) nghề nghiệp thực dụng để có thể kiếm việc ở V.N cũng không luôn, còn thân bằng quyến thuộc thì toàn là những người khốn khó và thuộc thành phần… phản động không hà!

Mà cố hương (than ơi!) cho dù ở góc bể chân trời, hay châu lục nào chăng nữa thì cũng đều chia chung một định luật bất thành văn: không đâu, và không ai, hân hoan đón chào những kẻ trở lại với… hai bàn tay trắng. Thôi thì đành bỏ xác quê người, chớ về làm chi/cho má nó khi.

Tôi đã có dự tính nhẩy cầu Golden Gate thì có  tin vui giữa giờ tuyệt vọng, từ một giới chức cao cấp ở Việt Nam – Bộ Trưởng Chủ Nhiệm Ủy Ban Dân Tộc Giàng Seo Phử. Ông vừa hân hoan cho biết: “Bán vé số ở Việt Nam có thu nhập cao.”

Tiếp tục đọc

17/09/2014 Posted by | Sổ tay thường dân | Bình luận về bài viết này