sổ tay thường dân

Tưởng Năng Tiến

Quà Sinh Nhật Muộn

 “Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do” là tên của một bài thơ mà Nguyễn Chí Thiện viết từ năm 1968. Tuy hơn nửa thế kỷ đã qua, tác phẩm này vẫn được nhiều người trích dẫn (đều đều) vì tâm đắc hay yêu thích:

Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội ác nó ra sao
Tiếp tục đọc

02/06/2023 Posted by | Sổ tay thường dân | Bình luận về bài viết này

Ghẹo Cho Chúng Chửi

Tôi có dịp được đi nhiều nơi, được gặp gỡ nhiều người, và cũng được nghe lắm lời bình phẩm (không được tử tế hay tế nhị gì cho lắm) về quê hương và đất nước của mình. Tuy thế, tôi chưa bao giờ bị một “vố” nặng như Trần Đĩnh cả.

Ông kể chuyện có lúc nằm chung phòng bệnh với một viên tham tán thương mại Ba Lan, và đã được nhân vật này “rủ rỉ” đôi câu – như búa bổ:

“Chúng tao bảo giá nước chúng mày dọn ra một hòn đảo giữa Thái Bình Dương rồi cả thế giới cung phụng cho mà sống thì gọn được biết bao nhiêu là chuyện cho … thế giới.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù II, Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Tiếp tục đọc

20/05/2023 Posted by | Sổ tay thường dân | Bình luận về bài viết này

Vừa Thôi Tám

Trong một cuộc phỏng vấn do Khánh An (VOA) thực hiện, vào hôm 29 tháng 4 năm 2023, Giáo Sư – Tiến Sỹ Alex Thái Đình Võ đã kể lại một câu chuyện thú vị:

“Thái sang Hoa Kỳ năm 8 tuổi. Khi mình còn nhỏ, lúc người Mỹ bắt đầu dạy trong nhà trường về cuộc chiến Việt Nam hay lịch sử Việt Nam, mình nhớ là khoảng lớp 7, lớp 8, khi giáo viên bắt đầu cho học sinh xem những bộ phim gọi là bộ phim documentary (phim tài liệu) về cuộc chiến Việt Nam, thì sau khi xem bộ phim đó và học sơ về cuộc chiến, có một cậu học sinh đặt ra câu hỏi cho mình là ‘Gia đình của bạn thuộc phe nào trong cuộc chiến?’

Ở lứa tuổi đó thì thú thật khi sang Hoa Kỳ, bố mẹ cũng không nói gì nhiều cho mình về cuộc chiến, cũng không dạy mình phải hận thù hay biết bên này, bên kia… Nhưng khi cậu đó đặt câu hỏi đó thì mình mới nhớ ở nhà thường hay nói gia đình mình là thuộc miền Nam Việt Nam. Mình mới nói ‘The South’ (miền Nam), thì cậu đó mới chỉ tay vào mặt mình mà cười kiểu chế nhạo và nói ‘À, vậy thì gia đình mày thua là đúng rồi!’.

Đối với một đứa học lớp 7, lớp 8, mà khi một người khác nói với mình là gia đình mày thua là đúng rồi thì nó đánh một dấu hỏi trong đầu mình là ‘Thua là một chuyện, nhưng mà thua là đúng rồi có nghĩa là như thế nào?’”
Tiếp tục đọc

12/05/2023 Posted by | Sổ tay thường dân | Bình luận về bài viết này

Cái Đồ Trâu Ngựa

Cũng như người Việt, tíếng Việt – đôi khi – cũng hơi khó hiểu. Ca dao/tục ngữ VN rất gần gũi và thân thuộc với cả trâu lẫn ngựa (Một con ngựa đau cả tầu không ăn cỏ. Trâu ơi ta bảo trâu này/Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta …) nhưng trong tiếng nói hằng ngày của họ thì cả hai loài gia súc này đều bị mắng nhiếc không tiếc lời, và toàn là những lời lẽ rất nặng nề: 

  • Đồ đĩ ngựa!
  • Thứ ngựa bà
  • Loại đầu trâu mặt ngựa!
  • Cái đám trẻ trâu!

Sự việc nghiêm trọng và bất công đến nỗi nhà báo Nguyễn Thông phải lấy làm ái ngại, và buông lời cảm thán: “Nghĩ thương con trâu ngựa thật, các cụ xưa so sánh hơi ác, chứ chúng nó còn người gấp tỉ lần đám trâu ngựa người.” 

Thế cái “đám trâu ngựa người/ngợm” ở xứ mình ăn ở ra sao mà mang tiếng dữ vậy, hả Trời?

 G.S Nguyễn Văn Tuấn than phiền:

Tiếp tục đọc

06/05/2023 Posted by | Sổ tay thường dân | Bình luận về bài viết này

Nước Ẩn & Sóng Ngầm

Không hiểu có chuyện chi bất bình (hay mất vui, hoặc mất lòng) mà nhà báo Từ Thức đã lên tiếng phàn nàn về “cái tôi” của người mình quá xá:

Nước Việt nghèo, chậm tiến, lạc hậu, thua thiên hạ mọi mặt. Đáng lẽ người Việt phải khiêm nhượng, biết người, biết mình. Nhưng không, trong tự điển cá nhân của người Việt không có chữ khiêm tốn…

Ở đâu cũng có những cái tôi, nhưng ở người Việt, nó đạt một tỷ số đáng ngại. Mỗi lần, hiếm hoi, gặp một người đồng hương có khả năng nhưng khiêm tốn, tôi nghĩ bụng: ông nội này mất gốc rồi…
Tiếp tục đọc

29/04/2023 Posted by | Sổ tay thường dân | Bình luận về bài viết này

Hãy Bớt Ác Với Dân Đi Đã

Khoảng thời điểm này, vào hai năm trước – chính xác là hôm 30 tháng 4 năm 2021 – báo Sài Gòn Nhỏ có thiên phóng sự (“Đi Tìm Nhân Vật Trong Bức Ảnh Lịch Sử”) của Tuấn Khanh, với phần dẫn nhập như sau:

“Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4. Tấm hình nhỏ không có nhiều sự thuyết minh nhưng chỉ với ánh mắt của người thanh niên đau đớn, mệt mỏi đang chống nạng bước đi, đã là sự ám ảnh không lời đến tận cùng.

Trong bộ quân phục có vẻ mặc vào vội vã, anh lính VNCH đó bước đi và lọt vào khung hình, trở thành một dữ liệu giằng xé im lặng, như một vết thương không bao giờ lành về một câu chuyện có thật: Những người thương bệnh binh bị chĩa súng, đuổi ra đường, ngay sau khi quân bộ đội Bắc Việt tràn vào Sài Gòn. Nhiều năm trôi qua, người ta vẫn tự hỏi, người lính ấy còn sống không, giờ này người đàn ông ấy ra sao…?”
Tiếp tục đọc

23/04/2023 Posted by | Sổ tay thường dân | Bình luận về bài viết này

Đỗ Nam Trung

Hôm 26/03/2023, FB Trịnh Nhung ái ngại cho hay: “Hiện tại chị Bong Tuyet vợ TNLT Đỗ Nam Trung đang gặp khó khăn trong việc tìm và thuê nhà. Kính mong cô bác thương tình, có căn nhà nào đang để trống thì cho chị ấy thuê lại với ạ. Để có chỗ còn sinh sống và các cháu được yên ổn học hành. Xin cám ơn mọi người!”

Qua ngày sau, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (FB Bong Tuyet) mới cho biết sự việc rõ ràng hơn :

“Thời gian này tôi phải chuyển nhà với lý do đột xuất của bác chủ nhà lấy lại nhà. Trong khi đó tôi mới đóng 3 tháng tiền nhà kì mới không được bao lâu, thì đã phải nhận tin không vui này. Nhưng vì lý do không thể nào đừng, nên tôi cũng đồng ý trả nhà cho bác ấy. Mấy mẹ con tôi cùng nhau tập trung đi tìm nhà, thì có tìm được 1 căn ngay gần nơi tôi đang ở cũ, đã chốt với chủ nhà đã nhận tiền đặt cọc để giữ chỗ chờ ngày bên kia họ bàn giao nhà, là tôi chuyển sang. Đến ngày gần chuyển sang, thì chủ nhà mới cọc lại báo không cho thuê nữa vì có việc đột xuất của gia đình, nên muốn gửi lại cọc. Đành chấp nhận, lại đi kiếm nhà gấp tiếp… Mấy ngày qua, tôi tiếp tục đi tìm nhà gấp thì có mấy bạn thanh niên đi sau theo dõi. Khiến tôi cảm thấy bất an, hoảng sợ, và cảm thấy mình đang bị nguy hiểm.”
Tiếp tục đọc

19/04/2023 Posted by | Sổ tay thường dân | Bình luận về bài viết này

Viện Hán Nôm

Cùng với danh ngôn đã đi vào lịch sử (“Đừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”) T.T Nguyễn Văn Thiệu còn có một câu nói để đời khác nữa, tuy ít nổi tiếng hơn nhưng cũng được nhiều người nhắc đi nhắc lại hoài hoài (“Đất nước còn, còn tất cả. Đất nước mất, mất tất cả”) vì nó đúng với hoàn cảnh và tâm trạng của họ.

Gần đây, tác giả Thụy Khuê (qua tập bút ký (Quê Hương Ngày Trở Lại – xuất bản vào tháng 6 năm 2019) đã gửi đến mọi người một cách tư duy khác, hoàn toàn mới mẻ, khoáng đạt, và “dễ chịu” hơn nhiều:

“Khi miền Nam thua trận năm 1975, nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi, không ít người kêu than ‘mất nước’. Kêu như thế là chưa hiểu gì về đất nước: đất nước ta là một tập hợp sông núi, con người, văn hoá và lịch sử ngàn năm, nó có cái vinh quang cũng có cái ô nhục, bởi nó là tổ tiên ta, ta phải gánh tất cả, bởi nó đã ở trong ta, trong dòng máu…
Vì thế, nước không bao giờ mất, chỉ thay đổi chế độ. Nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn không phải là chủ đất nước, họ là những người cai trị đất nước trong một thời đại. Nhìn như thế, ta sẽ thấy lòng an nhiên tự tại, một niềm hãnh diện mở ra tới vô cùng, bóp chết những thương đau, thù hận.”
Tiếp tục đọc

09/04/2023 Posted by | Sổ tay thường dân | Bình luận về bài viết này

Putin

 Chúng ta, có lẽ, đều ưa thích tháng Ba. Chớ ai mà không thích mùa Xuân cùng với những hội hè, đình đám, và lễ tết: Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè… Riêng với ngư dân thì đây còn là thời điểm tốt đẹp và an bình nhất trong năm: Tháng Ba bà già đi biển.

Putin (tiếc thay) không có cái diễm phúc sinh ra là người Việt nên tháng Ba vừa qua thằng chả không được ăn chơi, cờ bạc, hay rượu chè gì ráo trọi – ngoài những ly rượu đắng và toàn là … rượu phạt!

Ngày 17/3, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC) ra lệnh bắt giữ Tổng Thống Nga Vladimir Putin vì đã vi phạm hàng loạt tội ác chiến tranh, kể cả việc bắt cóc trẻ con – theo như lời tố giác của giới truyền thông từ khắp mọi nơi:

Quàng cái khăn Phát Xít ngay vào cổ Putin như thế thì kể cũng hơi tội. Bởi đương sự chưa đáng gọi là học trò của Hitler, về quy mô cũng như bài bản, trong cái việc làm thất nhân và ác đức này. Wikipedia ghi nhận:

Tiếp tục đọc

01/04/2023 Posted by | Sổ tay thường dân | Bình luận về bài viết này

Tù Nhân Địa Lý & Tù Nhân Chính Trị

Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe giới giáo chức Việt Nam phàn nàn về cái bệnh lười đọc của dân tộc này :

  • Cô giáo Thảo Dân: “Nhiều người không có thói quen đọc sách, hoặc đã từng có, nhưng nhiều năm về sau thì bỏ, hay nói đổ đi rằng, không có thời gian…”
  • Thầy giáo Thái Hạo : “Các quan lại càng không đọc sách. Sách là thứ xa xỉ bậc nhất. Nghĩa là, đất nước đang được lãnh đạo bởi những người không đọc sách. Và nó sẽ đi về đâu thì chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được.”

Những lời than phiền thượng dẫn hay khiến tôi nhớ đếncâu chuyện thú vị về G.S Lý Chánh Trung, saukhi ông được mời tham dự Hội Nghị Hiệp Thương Thống Nhất – tại Hà Nội –  vào hôm 2 tháng 9 năm 1975 :

Tiếp tục đọc

24/03/2023 Posted by | Sổ tay thường dân | Bình luận về bài viết này